Tủ điện công nghiệp là nơi chứa các thiết bị điện, các mạch điều khiển, cầu dao,… nhằm điều khiển một hệ thống điện có công suất lớn cho các khu vực nhà máy, tòa nhà hay khu dân cư. Tủ điện công nghiệp thường có cấu trúc lớn với các mạch phức tạp nên quy trình thiết kế tủ điện cần sự chỉn chu và chuyên nghiệp. Hãy tìm hiểu các quy trình đó trong nội dung dưới đây nhé:
Quy trình thiết kế tủ điện công nghiệp
Với chiếc tủ điện công nghiệp có vai trò quan trọng này, để thiết kế cần có 8 bước như sau:
➢ Lập bảng sơ đồ thiết kế mạch, sơ đồ khối của phần điện cần lắp đặt.
➢ Khảo sát giá vật liệu trên thị trường. Nên sử dụng kích thước đo chuẩn để tham khảo giá, cách sắp đặt sao cho tiết kiệm và hợp lý nhất.
➢ Tìm mua các vật liệu phụ lắpđặt trong tủ điện: Thanh sắt dùng cài các khởi động từ, rơ le, timer, các đầu nối điện.
➢ Lắp các bộ phận lên bảng điện (Bảng điện nên làm từ ván ép dày 10mm hoặc bảng sắt, đặt ngang khi lắp ráp).
➢ Sau khi lắp đặt thì thử khả năng cách điện của bảng điện với các cơ phận lắp trên bảng (nếu làm bằng sắt) thử trước bằng điện lưới nối tiếp với 1 bóng đèn tròn 300watts. Nếu hoạt động sai với sơ đồ thiết kế thì sửa lại.
➢ Thử lại 1 lần nữa với tải nhỏ rồi lắp bảng vào tủ.
➢ Làm khung chân tủ để lắp đặt tủ vào vị trí, kéo dây điện vào tủ để truyền tải điện.
➢ Thử lại phần dây nối đất, an toàn về điện (Lưu ý, dây nối đất của cánh cửa tủ và thân tủ nên là loại dây dẹt, đan lưới, có tính mềm khó bị tác động làm đứt gãy).
Quy trình thiết kế vỏ tủ điện công nghiệp
Bên cạnh việc thiết kế tủ điện công nghiệp, vỏ tủ điện công nghiệp cũng góp phần đảm bảo an toàn và hiệu suất của sản phẩm này. Cùng xem quy trình thiết kế vỏ tủ điện công nghiệp:
➢ Chọn tấm tôn có kích thước phù hợp với mục đích làm vỏ tủ điện.
➢ Đục lỗ trên tấm tôn.
➢ Mài nhẵn các lỗ làm sạch bavia.
➢ Chấn định hình và kiểm tra lại hình dáng.
➢ Hàn ghép và vệ sinh mối hàn.
➢ Lau dầu mỡ, tẩy gỉ bằng dung dịch để đảm bảo vỏ tủ điện không bị gỉ, bẩn.
➢ Định hình bề mặt bằng hóa chất chuyên dụng.
➢ Phốt phát hóa bề mặt.
➢ Rửa lại bằng nước rồi để khô, sau đó kiểm tra lại một lần nữa.
➢ Phun bột sơn tĩnh điện với màu tùy chọn rồi kiểm tra. Đây là bước quan trọng quyết định tính thẩm mỹ của vỏ tủ điện công nghiệp, sau khi sơn xong sẽ giúp sản phẩm được mịn, bền và sáng đẹp hơn rất nhiều.
➢ Sấy khô ở nhiệt độ 190 – 200 độ C trong vòng 10 phút.
Cách lắp đặt tủ điện công nghiệp
Sau khi đã thiết kế xong tủ điện công nghiệp và vỏ cho sản phẩm, tiếp theo bạn nên tham khảo luôn cách lắp đặt của chúng:
➢ Tính toán các thông số kĩ thuật, lựa chọn các vật liệu, thiết bị và vị trí phù hợp.
➢ Vẽ sơ đồ bố trí các thiết bị, sơ đồ nguyên lý hoạt động cho phù hợp với mạch điện tổng.
➢ Gia công, lắp đặt phần vỏ tủ.
➢ Sắp xếp lại các thiêt bị bên trong tủ điện sao cho hợp lý với năng suất cao nhất.
➢ Đấu dây dẫn điện vào.
➢ Cấp nguồn, chạy không tải.
Sau khi kiểm tra kĩ lại để tránh sai sót, bạn đã hoàn thành được bước lắp đặt rồi đấy. Với những kiến thức chi tiết về quy trình thiết kế tủ điện công nghiệp và vỏ tủ ở trên, mong rằng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc sắp xếp một hệ thống điện hoàn hảo cho các công trình của mình.